Những email bạn nên gửi cho nhà tuyển dụng sau phỏng vấn

Các NTD thường có ấn tượng tốt với sự kiên trì, kỹ năng giao tiếp và sự quan tâm đến công việc của bạn.
Sau buổi phỏng vấn, bạn bước vào giai đoạn “mỏi mòn” của quá trình tìm việc: chờ đợi cuộc gọi từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên chỉ ngồi một chỗ mà chờ đợi, hãy chủ động làm chủ quá trình này với những email được giới thiệu sau đây. (HRC) giới thiệu đến bạn 4 email follow-up ngay sau phỏng vấn để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
1. Gửi một lá thư cảm ơn
Một lá thư cảm ơn sau khi buổi phỏng vấn kết thúc là một cách tạo ấn tượng tốt cho NTD. Đây là một cơ hội tốt để bạn thể hiện sự quan tâm đến công việc và mong muốn được đi tiếp trong quy trình tuyển dụngBạn không cần một bức thư quá cầu kỳ, chỉ một email là đủ. Lá thư cảm ơn có thể gồm 3 phần: Cảm ơn người phỏng vấn, nhấn mạnh lại những thành tích, kinh nghiệm khiến bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển cũng như mong muốn được làm việc với công ty và kết thúc bằng việc thể hiện mong muốn vào cuộc gặp tiếp theo. Theo Peggy McKee, người sáng lập Career Confidential, lá thư cảm ơn nên được gửi trong vòng 24h sau buổi phỏng vấn.

2. Phá vỡ sự im lặng
Kết thúc buổi phỏng vấn, NTD sẽ hẹn một ngày để thông báo kết quả của buổi phỏng vấn. Nhưng đến ngày hẹn, bạn không hề nhận được một thông báo nào. Có thể bạn đã không trúng tuyển nhưng cũng có thể là NTD chỉ quá bận. Vậy bạn nên làm gì tiếp?
Hãy gửi một email. Đừng lo lắng rằng bạn đang làm phiền NTD, hãy đảm bảo rằng email bạn gửi đủ lịch sự, ngắn gọn và tích cực, chỉ nhắc NTD về cuộc hẹn với bạn, thể hiện bạn rất quan tâm và trông chờ đến điều đó. Các NTD thường có ấn tượng tốt với sự kiên trì, kỹ năng giao tiếp và sự quan tâm đến công việc của bạn.
3. Sẵn sàng để sửa sai
Cuộc phỏng vấn kết thúc, có thể bạn cảm thấy không hài lòng với sự thể hiện của mình. Một email follow-up là những gì bạn cần để sửa sai. Gửi kèm email những thông tin bổ sung, những tài liệu, bằng cấp hay chứng chỉ cho kinh nghiệm, kỹ năng của mình hay bản hỏi đáp mới về những câu hỏi phỏng vấn mà bạn chưa hài lòng với câu trả lời của mình. Thời gian phù hợp cho email này là trong vòng 24h sau phỏng vấn bởi đó là khi NTD vẫn còn những ấn tượng mới mẻ về bạn.Tuy nhiên, đừng viết mail chỉ để xin lỗi vì những điều nhỏ nhặt như đổ ly cà phê…
4. Đứng dậy từ sự thất bại
Khi bạn nghe thông báo kết quả của cuộc phỏng vấn rằng bạn không trúng tuyển, bạn sẽ làm gì?Trước hết, hãy cảm ơn người đã thông báo cho bạn. Sau đó hãy thử đề nghị NTD cho bạn những feedback để chuẩn bị cho những cuộc phỏng vấn trong tương lai. Đó sẽ là những hành trang không thể thiếu cho thành công sau này. Có thể câu trả lời sẽ là không nhưng nó thể hiện bạn là người tích cực và luôn muốn cải thiện chính mình.
Hãy giữ liên lạc với nhà tuyển dụng. Kỹ năng networking là không thể thiếu trong lúc này. Bạn không trúng tuyển không có nghĩa là bạn cắt đứt liên lạc với NTD. Không ai biết được trong tương lai bạn có ứng tuyển lại vào công ty này không? Giữ liên lạc giúp NTD sẽ nhớ bạn và biết đâu một ngày nào đó họ có thể giới thiệu cho bạn một công việc thích hợp hơn thì sao. Giữ liên lạc chính là một cách hữu hiệu để tìm ra những cơ hội mới cho bạn trong tương lai.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *