Những lý do vì sao phải viết thư cảm ơn sau tuyển dụng
Việc viết sai lỗi chính tả hay sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hay tên công ty là điều hết sức nghiêm trọng trong Thư cảm ơn. Chỉ cần bạn xảy ra sai sót nhỏ thì bức thư này sẽ phản tác dụng ngay lập tức.
Theo một cuộc khảo sát gần đây thì có tới 80% nhà tuyển dụng sẽ có ấn tượng tốt với ứng viên gửi Thư Cảm Ơn họ sau buổi phỏng vấn. Thay vì bị động ngồi chờ kết quả tuyển dụng, bạn nên chủ động viết một lá thư cảm ơn và làm tăng cơ hội trúng tuyển cho mình. Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiều ứng viên lại quên mất điều này.
Tại sao bạn phải viết Thư cảm ơn?
Lá Thư Cảm Ơn không chỉ thể hiện thái độ lịch sự, mức độ quan tâm của bạn đối với vị trí dự tuyển mà còn là cách để tạo được ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng. Đây cũng là cách “nhắc khéo” nhà tuyển dụng “Đừng quên tôi!”.
Tuy nhiên, một lá Thư Cảm Ơn như thế nào có thể gây ấn tượng tốt với Nhà tuyển dụng?
* Nên gửi thư vào lúc nào: Trong vòng 24 tiếng kể từ khi được phỏng vấn.
* Hình thức thư cảm ơn: Ngắn gọn (khoảng nửa trang A4), súc tích, không sai chính tả và ngữ pháp.
Dù chỉ là email ngắn gọn nhưng bạn phải cẩn trọng nếu không muốn gây tác dụng ngược. Nội dung bức thư phải đảm bảo các yếu tố sau đây:
Đánh giá cao thời gian được phỏng vấn
Phần đầu Thư cảm ơn bạn cần bày tỏ thái độ trân trọng vì nhà tuyển dụng đã dành khoảng thời gian quý giá của mình để phỏng vấn bạn. Việc này chứng tỏ bạn thật sự quan tâm và coi trọng cuộc phỏng vấn. Ngoài ra, nó cũng thể hiện cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn rất tôn trọng họ và cũng là người biết quý trọng thời gian của người khác.
Thư cảm ơn với đủ 3 yếu tố
Trong Thư cảm ơn, bạn cần tập trung vào 3 yếu tố chính: Đánh giá cao cơ hội tuyển dụng này, khẳng định lại sự yêu thích của bạn đối với công việc đang dự tuyển, nói về khả năng đóng góp của bạn cho sự phát triển của công ty.
Gây ấn tượng
Trong lúc phỏng vấn, vì lo lắng, căng thẳng hay thiếu tự tin khiến bạn không thể hiện được hết năng lực của bản thân, gây mất điểm với nhà tuyển dụng. Thư cảm ơn sẽ giúp bạn giải quyết phần nào vấn đề này. Đầu tiên, bạn có thể đưa ra một số điểm nổi bật trong cuộc phỏng vấn giữa bạn và nhà tuyển dụng. Tiếp đến, bạn có thể đưa ra những điều mà mình chưa kịp nói trong buổi phỏng vấn mà bạn nghĩ nó thật sự cần thiết cho vị trí bạn đã phỏng vấn.
Tránh sai sót
Việc viết sai lỗi chính tả hay sai danh tính, chức vụ của nhà tuyển dụng hay tên công ty là điều hết sức nghiêm trọng trong Thư cảm ơn. Chỉ cần bạn xảy ra sai sót nhỏ thì bức thư này sẽ phản tác dụng ngay lập tức.
Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp, thiếu cẩn thận… trong công việc sau này.
Nhắc lại thông tin
Thư Cảm Ơn Sau Phỏng Vấn – Cách Nhắc Khéo Nhà Tuyển Dụng: “Đừng Quên Tôi!”
Đa số nhà tuyển dụng sẽ phỏng vấn khá nhiều ứng viên nên họ sẽ khó để nhớ hết những người mà mình đã phỏng vấn. Do đó, trong lá Thư cảm ơn bạn đừng quên điền đầy đủ thông tin của mình như: tên, số điện thoại, email, địa chỉ… để nhà tuyển dụng nhớ và dễ liên lạc với bạn khi cần.
Cuối thư
Cuối thư, bạn đừng quên đưa ra lời cảm ơn và lời chúc đến nhà tuyển dụng. Lời cảm ơn vừa thể hiện sự lịch sự, vừa thể hiện sự tôn trọng và biết ơn với nhà tuyển dụng đã dành thời gian phỏng vấn mình.
Kiểm tra lại
Sau khi đã hoàn thành lá thư cảm ơn, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ nội dung và các lỗi nhỏ như: lỗi dùng câu, chính tả, dấu câu… Bạn cần đảm bảo rằng, lá thư của mình không phạm phải bất kỳ sai sót nào. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn là người cẩn thận trong mọi việc, dù là việc nhỏ hay lớn.
Dưới đây là một bài viết hoàn chỉnh để các bạn dễ hình dung cụ thể. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một văn phong khác nhau để tạo được dấu ấn riêng cho bản thân. Cùng tham khảo để đúc kết kinh nghiệm cho bản thân nhé!
Leave a Reply